Nhân trắc học là gì? Ứng dụng của nhân trắc học trong thiết kế nội thất

Nhân trắc học là gì? ứng dụng của nhân trắc học trong thiết kế nội thất là những khái niệm không còn xa lạ đối với các kiến trúc sư, các kỹ sư thiết kế nội thất… Nhưng với người không có chuyên môn thì khái niệm đó vẫn còn rất xa lạ, cùng Nội thất Dương Gia tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau:

Nhân trắc học là gì? ứng dụng trong thiết kế nội thất

Nhân trắc học là gì?

Có thể hiểu rằng, nhân trắc học là bộ môn khoa học dựa vào kích thước đo đạc trung bình của con người để ứng dụng vào việc tạo kích thước cho kiến trúc, nội thất của một công trình xây dựng nào đó. Sau khi sử dụng toán học để tính toán và đưa ra kết quả phân tích thì người kiến trúc sư sẽ dựa vào những thông số kết quả đó để thiết kế và mô phỏng, áp dụng vào thực tiễn của kiến trúc xây dựng. Những đồ đạc trong nhà sẽ được sắp xếp một cách hài hòa, hợp phong thủy đúng theo yêu cầu để thu hút nguồn vượng khí cho gia đình, cơ quan.

Nhân trắc học là gì?
Nhân trắc học là gì?

Các thông số nhân trắc học cơ bản được áp dụng trong kiến trúc và thiết kế nội thất

  • Chiều cao đứng với tay trên: Tính từ đất khi đưa tay thẳng qua đầu. Cách này thường dùng để xác định chiều cao của giá sách, khu bếp,…
  • Chiều cao đứng: Tính từ mặt đất lên đến đỉnh đầu. Dùng để xác định chiều dài của giường và chiều cao của cửa nhà.
  • Cao khoảng mắt: Tính từ mặt đất lên tới mắt. Vận dụng khi nhìn ngắm đồ vật như vị trí treo tranh, biển quảng cáo, sân khấu ngoài trời,…
  • Cao đến vai: Đo khoảng cách từ mặt đất lên tới mỏn cùng vai. Áp dụng để tính độ cao của tủ quần áo…
  • Cao đến ức: Đo khoảng cách từ mặt đất lên tới mỏn cùng vai. Áp dụng để tính độ cao của bục nói chuyện, giảng bài, quầy bar, quầy bán vé,…
  • Cao đến rốn: Khoảng cách từ mặt đất tới rốn. Áp dụng để tính độ cao của lan can.
  • Cao đến khớp gối: Khoảng cách từ mặt ghế ngồi lên tới đầu gối. Áp dụng để tính chiều cao của ghế, gầm bàn,…
  • Cao ngồi tự nhiên: Khoảng cách từ mặt ghế ngồi lên tới đỉnh đầu. Áp dụng để tính độ cao của tựa ghế.
  • Cao ngồi đến hõm gáy: Khoảng cách từ mặt ghế ngồi lên tới hõm gáy. Áp dụng để tính độ cao của tựa ghế ở rạp hát, rạp chiếu bóng, hội trường,…
  • Dầy đùi: Khoảng cách từ mặt ghế lên tới mặt trên của đùi. Áp dụng để tính độ cao của ghế tới bàn.
  • Sải tay: Khoảng cách từ ngón tay giữa khi giang tay sang ngang vuông góc với cơ thể. Áp dụng để tính tầm với tay trong tư thế ngồi ăn, trong bàn làm việc hay tầm với tủ bếp,…
  • Rộng vai: Khoảng cách giữa hai mỏn cùng vai. Áp dụng để tính độ rộng của tủ quần áo.

Ứng dụng của nhân trắc học trong thiết kế nội thất

Ứng dụng của nhân trắc học trong thiết kế nội thất
Ứng dụng của nhân trắc học trong thiết kế nội thất

Để phù hợp với mục đích sử dụng mà nhân trắc học được chia làm nhân trắc tĩnh và động:

+ Nhân trắc động được sử dụng phổ biến trong việc thiết kế đồ dùng mà con người hay sử dụng hay đây chính là những vật dụng không thể thiếu trong mỗi kiến trúc, thiết bị hay công cụ sản xuất.

+ Nhân trắc tĩnh thì được vận dụng trong thiết kế nội thất, từ bản thể của con người để xác định kích thước đồ vật, khoảng cách và tọa độ trong không gian nội thất. Điển hình như thiết kế nội thất văn phòng, nhà ở, khách sạn …

Nói chung nhân trắc học được sử dụng để cung cấp số đo chung nhất của mọi người để thiết kế những đồ dùng tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn cho người sử dụng.

Trên đây là một số thông tin về nhân trắc học là gì? và chỉ ra ứng dụng của nhân trắc học trong thiết kế nội thấthy vọng sẽ là những kiến thức bổ ích để bạn đọc tham khảo từ đó có thể chọn lựa được những đồ vật, vật dụng có kích thước phù hợp với ngôi nhà, cơ quan, doanh nghiệp của mình, để không gian sống của gia đình, công ty trở nên cân đối, hài hòa mà còn mang lại nguồn tài khí dồi dào.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*